Gốm sứ, một sản phẩm gắn liền với cuộc sống con người, là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người Việt. Từ những chiếc bát đĩa đơn giản hàng ngày cho đến những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, gốm sứ luôn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ và giá trị sử dụng cao. Hãy cùng INOcook Khám Phá Quy Trình Sản Xuất Gốm Có Mấy Công Đoạn qua bài viết sau nhé!
Contents
Quy Trình Sản Xuất Gốm – Từ Đất Sét Đến Tác Phẩm Hoàn Thiện
Chọn đất, xử lý và pha chế đất
Muốn có được những sản phẩm gốm sứ tốt, chất lượng cao, đầu tiên phải kể đến nguyên liệu sản xuất.
Nguyên liệu để làm gốm sứ là đất Cao Lanh, đây là loại đất được ưu tiên khi sử dụng trong việc làm gồm sứ. Bởi nó có độ dẻo cao và độ ngót nhất định, khả năng chịu lửa cao.
Đất sau khi được chọn lựa kỹ lưỡng sẽ được đem đi xử lý và pha chế. Tùy vào yêu cầu của các loại đồ dùng khác nhau mà có thể có những cách pha chế khác nhau.
Phương pháp xử lý chất truyền thống vẫn là ngâm nước trong hệ thống bể chứa gồm bốn bể với độ cao khác nhau. Nhìn chung khâu xử lý đất thường không có quá nhiều giai đoạn phức tạp nhưng lại khá vất vả.
Tạo hình gốm sứ
Đây là một khâu quan trọng nó quyết định tới hình dáng của gốm sứ.
Có ba phương pháp tạo hình chính đang được sử dụng:
- Tạo hình bằng bàn xoay: Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất, giúp tạo ra các sản phẩm có hình dáng tròn đều như bát, đĩa, bình hoa.
- Đúc khuôn: Phương pháp này cho phép tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp, số lượng lớn.
- Nặn đắp bằng tay: Phương pháp này đòi hỏi tay nghề cao của người thợ, tạo ra các tác phẩm điêu khắc độc đáo.
Phơi sấy và sửa hàng mộc
Sản phẩm gốm sau khi được tạo hình, sẽ được tiến hành phơi cho khô để loại bỏ phần lớn lượng nước trong đất sét mà không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm.
Quá trình sấy khô có thể được thực hiện một cách tự nhiên hoặc bằng lò sấy.
Sản phẩm sau khi phơi khô sẽ tiến hành cắt, gọt, và sửa lại cho hoàn chỉnh.
Trang trí hoa văn và phủ men
Trang trí hoa văn
Đây là bước khá quan trọng trong quy trình sản xuất gốm sứ, sau khi phơi khô, thợ gốm sẽ dùng bút lông để vẽ trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết.
Kĩ thuật vẽ đòi hỏi người thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn hài hoà với hình dáng gốm
xưởng sản xuất niêu đất nồi đất
Tráng men
Sau khi sản phẩm đã được trang trí hoàn chỉnh, các thợ làm gốm sẽ tiến hành nung sơ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi đem ra tráng men. Cũng tùy theo từng loại, cũng có những sản phẩm có thể tráng ngay mà không cần nung qua.
Thông thường, người ta thường chọn cách tráng men trực tiếp lên sản phẩm. Với các sản phẩm có kích thước lớn, phương pháp hay dùng là phun men, hay dội mem, còn với các sarn phẩm nhỏ hơn sẽ được nhúng men.
Sửa hàng men
Trước khi đưa vào lò nung để hoàn thiện sản phẩm, người thợ phải xem xét kĩ lại sản phẩm, ví dụ xem có chỗ nào bị thiếu men thì phải tráng thêm, khắc phục các lỗi phát sinh. công việc này gọi là “sửa hàng men”.
>>>Xem thêm : Mẫu nồi sứ INOcook thế hệ mới
Nung đốt
Đây là công đoạn cuối cùng trong công đoạn sản xuất gốm sứ, mang tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm.
Người ta hay sử dụng lò cóc, lò bầu, hay lò hộp để nung gốm. Tuỳ từng loại sản phẩm, sẽ có các quy định về nhiệt độ, và thời gian nung khác nhau.
Sau một thời gian dài nung ở nhiệt độ cao, các sản phẩm sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng rồi tiến hành xuất bán. Các sản phẩm gốm sứ chủ yếu được làm thủ công.
Vì vậy đảm bảo về mặt chất lượng, tính thẩm mỹ và đặc biệt là sự tinh tế mà những sản phẩm này mang lại.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết quy trình sản xuất gốm có mấy công đoạn rồi phải không. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.