Việt Nam là đất nước có nhiều nét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn đời qua. Từ sinh hoạt văn hóa đến sinh hoạt công đồng đều có nét phong phú và ý nghĩa. Trong đó phải kể đến những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Những chiếc nồi đất được sử dụng rộng rãi. Nó trải qua cùng với sự phát triển theo dòng lịch sử. Vậy nồi đất Việt được hình thành và phát triển như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để cùng hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Đặc điểm nồi đất Việt
Khả năng giữ nhiệt
Cùng với sự phát triển của xã hội, nồi đất cũng được nâng cấp. Nồi đất hiện nay không còn là một màu đỏ gạch của đất nung nữa. Mà thông thường được tráng một lớp đen, vừa như một lớp chống dính, giữ nhiệt tốt, vừa làm cho thiết kế bên ngoài đẹp và sang trọng hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà sản xuất còn đặc biệt lưu ý sản xuất các loại nồi có thể sử dụng trên bếp từ, bếp hồng ngoại,… Giúp cho quá trình nấu nướng của chị em phụ nữ thuận tiện hơn.
Mặt khác theo kinh nghiệm dân gian, các món ăn nấu bằng dụng cụ đất nung có hương vị và chất lượng hơn hẳn nấu bằng dụng cụ kim loại. Từ xưa cho đến bây giờ, ấm sắc thuốc bắc hay thuốc nam đều bằng đất nung. Và chỉ dùng đất nung mà không dùng kim loại. Dù khoa học kỹ thuật ngày nay đã phát triển nồi đất vẫn được sử dụng hàng ngày.
An toàn cho sức khỏe
Nồi đất là loại nồi làm từ đất sét do đó nó có khả năng giữ nhiệt tốt. Đồng thời mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn, ngon hơn khi nâu bằng các loại nồi nhôm, inox. Đây là lý do mà các bà mẹ luôn phải trữ ít nhất một chiếc nồi đất cho mình. Nồi đất Việt thích hợp để nấu các món ăn như: cá kho tộ, thịt kho… Nồi đất rất an toàn cho sức khỏe, không lo tình trạng hoen rỉ như những loại nồi kim loại kém chất lượng trên thị trường.
Khi nấu thức ăn hay sắc thuốc bằng nồi, ấm bằng đất, sành, sứ, công việc chủ yếu cần đạt được là tạo nhiệt độ làm sôi nước. Ở nhiệt độ 1000C, các thành phần của thức ăn được nấu chín. Và không có bất kỳ một phản ứng hóa học nào xảy ra làm thay đổi tính chất của thức ăn hay sản phẩm cần cô đặc. Theo trải nghiệm truyền thống ông bà xa xưa, các món ăn được nấu bằng dụng cụ đất nung luôn có hương vị và chất lượng thơm ngon. Chiếc nồi đất được lòng các bà nội trợ vì đất nung không bị ăn mòn bởi a xít và kiềm khi đun nấu ở nhiệt độ cao.
Những điểm hạn chế của nồi đất Việt
Nhược điểm đầu tiên là nếu không sử dụng nồi đất Việt trong thời gian quá dài và bảo quản không tốt. Nồi đất dễ bị nấm mốc có thể hình thành, do đó rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra sản phẩm này cũng có hạn chế khác như chịu nhiệt kém, dùng một thời gian sẽ nứt bể. Vì thế các bà nội trợ cũng nên hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng.
Một số mẹo để sử dụng nồi đất được bề đẹp, an toàn
Trước khi sử dụng
Nồi đất khi được mang về, trước khi bắt đầu sử dụng bạn nên ngâm nồi và nắp trong nước lạnh có hòa chút nước cốt chanh trong 10 – 15 phút. Nước chanh sẽ giúp khử mùi khó chịu còn sót lại trên nồi. Sau đó đậy nắp vào nồi, đặt lên bếp lửa nhỏ đun từ từ để nồi hấp thu nhiệt như vậy nồi sẽ sử dụng được tốt hơn.
Quá trình vệ sinh nồi đất sau khi sử dụng
Dùng nước nóng để tráng và bàn chải để cọ rửa vệ sinh nồi. Với những vết bám bẩn thông thường bạn có thể dùng muối chà xát và rửa sạch vết bẩn. Với vết bám bẩn từ dầu mỡ, nên hạn chế sử dụng nước rửa chén. Điều này giúp tránh làm lớp men của nồi giảm chất lượng. Bạn nên dùng khoai tây hoặc hành tây chà xát để làm sạch dầu mỡ. Với những vết bám bẩn cứng đầu, bạn hãy ngâm chúng với baking soda và để qua đêm. Tới sáng hôm sau sẽ dễ dàng cọ rửa hơn đấy.
Nếu nồi lâu ngày không dùng đến, bạn có thể hòa giấm, baking soda vào nước theo tỉ lệ 1:1:1. Ngâm nồi vào hỗn hợp trong 30 phút sau đó rửa sạch với nước, lau khô và phơi nắng. Như vậy nồi của bạn sẽ sạch như mới mà lại được diệt sạch vi khuẩn. Để bảo quản nồi đất tốt hơn bạn có thể cho một ít khăn giấy vào bên trong nồi và đậy nắp. Khăn giấy sẽ giúp hút ẩm cũng như hạn chế ma sát, tránh làm vỡ nồi khi cất giữ.
Khi sử dụng nồi đất
Khi sử dụng nồi đất bạn hãy hạn chế không dùng dầu ăn hoặc dùng thật ít để chế biến các món ăn. Nếu cần thêm nước trong khi nấu, hãy sử dụng nước nóng, tránh sử dụng nước lạnh. Vì như thế sẽ khiến nồi đất bị thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến hiện tượng nứt, vỡ đáng tiếc. Khi nồi còn nóng, tránh đặt nồi lên bề mặt lạnh. Nồi đất Việt sẽ dễ bị nứt, bạn nên dùng đế lót gỗ cho nồi đất nếu cần đặt chúng ra bên ngoài.
Khi nấu nên sử dụng lửa nhỏ, tránh dùng lửa quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nồi. Và khi đun nhỏ lửa cũng khiến nồi đất không bị đen, nhìn không mất thẩm mỹ. Đồng thời, đun với lửa nhỏ cũng khiến nồi giữ được hơi nóng lâu hơn bởi đặc tính giữ nhiệt tốt của chúng.
Như vậy, để trả lời câu hỏi nồi đất Việt có bền hay không? Thì còn phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân người dùng và phương thức sử dụng. Hi vọng với những kiến thức trên, bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng và bảo quản nồi đất. Từ đó để những chiếc nồi đất nhỏ xinh thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong nhà bếp của bạn nhé.
Nồi Đất Việt địa chỉ uy tín cung cấp nồi đất
Nồi Đất Việt với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm nồi đất tốt nhất. Với mẫu mã đa dang, kích thích nhiều màu sắc. Nồi đất Việt giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất với những cách dùng khác nhau. Khách hàng có nhu cầu hãy đến với Nồi Đất Việt. Đội ngũ nhân viên sẽ tư vấn nhiệt tình cho quý khách.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ theo địa chỉ: Số 30 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp HCM. số điện thoại: 0888 032 333.